8 nguyên do tại sao bán hàng online không ai mua – Giải pháp

tại sao bán hàng online không ai mua
Rate this post

Hiện nay, với sự hỗ trợ của mạng xã hội cũng như các nền tảng công nghệ khác, bán hàng online trở thành hình thức vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng thành công với hướng kinh doanh này, thậm chí còn xảy ra tình trạng ế ẩm, tồn hàng,… Vậy, nguyên do tại sao bán hàng online không ai mua? Liệu nguyên nhân sâu xa ẩn chứa bên trong là gì? Cùng Vựa kinh doanh nghiên cứu và tìm ra giải pháp nhé! 

8 nguyên do tại sao bán hàng online không ai mua

Sau đây là một số nguyên do tại sao việc bán hàng online của bạn lại không được thuận lợi. Hãy kiểm tra xem bạn có đang mắc lỗi nào không nhé! 

Kỹ năng bán hàng chưa cao

Hiện nay, khá dễ dàng để bạn có thể tham gia bán hàng online. Tuy nhiên, bán hàng online, không có nghĩa là bạn không cần tiếp xúc với khách hàng, hay không cần quan tâm đến các kỹ năng bán hàng khác, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, tìm hiểu nhu cầu khách hàng,…

Thay vào đó, hãy luôn chỉnh chu tất cả các khâu kiểm tra hàng hóa, giao hàng, trả lời tin nhắn khách hàng, thấu hiểu tâm lý khách hàng,… sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt đẹp hơn với người mua rất nhiều. 

Nguyên do tại sao bán hàng online không ai mua
Nguyên do tại sao bán hàng online không ai mua

Chính sách đổi trả khó khăn

Bên cạnh kỹ năng bán hàng, bạn cũng cần chú ý đến chính sách đổi trả sản phẩm. Giả sử nếu quy trình đổi trả hàng hóa của cửa hàng bạn không rõ ràng, hoặc quá phức tạp, có thể sẽ khiến khách hàng e ngại, hoặc không tiếp tục mua hàng vào những lần sau đó. Đây cũng là một trong những nguyên do tại sao bán hàng online không ai mua. Thay vào đó, bạn hãy tạo ra một chính sách linh hoạt hơn nhằm gia tăng sự hài lòng cho khách hàng. 

Chọn nền tảng bán hàng phù hợp

Một trong những nguyên do tại sao bán hàng online không ai mua đó là chọn sai nền tảng. Hiện nay, có khá nhiều nền tảng hỗ trợ bạn bán hàng online nhanh chóng và hiệu quả: Zalo, Facebook, Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok, các sàn thương mại điện tử khác,… Mỗi kênh sẽ có những ưu điểm – nhược điểm riêng. Tuy nhiên, bạn cần phân tích và chuẩn bị những chiến lược bán hàng cụ thể và thích hợp trên các nền tảng để mang về hiệu quả tốt nhất. 

Content bán hàng chưa hấp dẫn

Trong bán hàng online, hình ảnh, bài viết, video được đăng tải trên các trang mạng xã hội, hay các sàn thương mại điện tử chính là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến ý định và hành vi mua của khách hàng. Hiện nay, đa số các thương hiệu đều nỗ lực tạo cho mình những nội dung thật chất lượng, thú vị, đồng thời mô tả được sản phẩm một cách chân thật nhất….để thu hút khách hàng tốt hơn. 

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong bán hàng online, bạn có thể đăng ký tham gia một số khóa học ngắn hạn, hoặc tham khảo thêm từ đối thủ,… 

Content bán hàng chưa hấp dẫn
Content bán hàng chưa hấp dẫn

Chọn sai hình thức quảng cáo

Nhiều người kinh doanh trực tuyến vẫn luôn tin tưởng rằng chỉ cần “đổ” nhiều tiền vào quảng cáo, thì chắc chắn họ sẽ có càng nhiều đơn hàng. Tuy nhiên trên thực tế, bạn cần phải tìm hiểu và lựa chọn được hình thức quảng cáo thích hợp, thì chúng mới thay bạn tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng, và mang về chuyển đổi.

Giá cả chưa thực sự cạnh tranh

Dù là bán hàng online, hay bán hàng trực tiếp, định giá sản phẩm luôn là vấn đề then chốt để thúc đẩy khách hàng chọn mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Một nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, có đến 36% khách hàng mua hàng trực tuyến sẽ rời khỏi website hiện tại, để chuyển đến trang khác nếu họ tìm thấy cùng một sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn. Vậy nên khi trong đầu bạn bắt đầu xuất hiện những câu hỏi “tại sao bán hàng online không ai mua”, hãy nghĩ đến mức giá sản phẩm đã thực sự hấp dẫn chưa nhé! 

Chưa có nhiều đánh giá tích cực

Một trong những lợi thế của việc mua hàng online đó là bạn sẽ dễ dàng xem được phản hồi, đánh giá sản phẩm từ những khách hàng trước đó. Và dĩ nhiên nếu đó toàn là những đánh giá tiêu cực, hay xếp hạng chất lượng sản phẩm thấp,… Sẽ làm cho khách hàng không còn tin tưởng, từ đó khiến việc bán sản phẩm trở nên khó khăn hơn. 

Chưa có nhiều đánh giá tích cực
Tại sao bán hàng online không ai mua? – Trang bán hàng chưa có nhiều đánh giá tích cực

Hình thức thanh toán chưa đa dạng

Một trong những lý do tại sao bán hàng online không ai mua đó là phương thức thanh toán chưa đa dạng. Chắc chắn rằng dù đối với cửa hàng bán hàng trực tuyến, hay cửa hàng bán hàng trực tiếp, khách hàng cũng sẽ mong muốn được cung cấp đầy đủ các phương thức thanh toán. Điều này sẽ giúp khách hàng mua sắm thuận tiện hơn rất nhiều. 

Một số giải pháp giúp bán hàng online hiệu quả hơn

Bên cạnh việc liệt kê một số nguyên do tại sao bán hàng online không ai mua, sau đây sẽ là một số giải pháp mà bạn có thể thử áp dụng để thu hút khách hàng và bán hàng tốt hơn: 

  • Tham khảo thị trường và định giá sản phẩm hợp lý.
  • Tạo thêm một số chương trình khuyến mãi trong các dịp đặc biệt.
  • Tận dụng sức mạnh của một số công cụ để hỗ trợ quá trình bán hàng diễn ra tốt hơn: nghiên cứu xu hướng tìm kiếm, nghiên cứu tâm lý người dùng,…
  • Chú trọng vào việc lên kế hoạch và xây dựng content chất lượng hơn, phù hợp với khách hàng mục tiêu. 
  • Tích cực phản hồi mọi ý kiến đóng góp từ khách hàng. Chọn lọc ra những phản hồi tích cực và đăng tải trên các nền tảng. 
  • Xây dựng chính sách đổi trả dễ hiểu, linh hoạt.
  • Đa dạng các hình thức thanh toán.
  • Cải thiện quy trình thanh toán và đặt hàng, giảm thiểu các bước không cần thiết.
  • Phối hợp quảng sá sản phẩm trên nhiều nền tảng để tăng cường nhận thức về thương hiệu.

Lời kết

Trên đây là 8 lý do tại sao bán hàng online không ai mua thường gặp. Hy vọng rằng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã hiểu rõ nguyên nhân, cũng như tìm được giải pháp xử lý thích hợp. Chúc bạn gặp nhiều may mắn hơn trên con đường kinh doanh của mình. Đừng quên truy cập website thường xuyên để có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích nhé! 

Xem thêm: Cách Bán Hàng Online Đắt Khách Trên Facebook Tăng Doanh Thu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *