Rủi Ro Khi Kinh Doanh Sữa Và Cách Khắc Phục Nhanh Chóng

rủi ro khi kinh doanh sữa
Rate this post

Rủi ro khi kinh doanh sữa do thiếu chiến lược phát triển hợp lý đang là vấn đề chung khiến nhiều người đau đầu. Bởi vì đây là sản phẩm thiết yếu nên có nhiều nhà bán hàng cùng tham gia tiếp thị trên thị trường. Qua đó tăng tính cạnh tranh và mang đến cho người mua nhiều lựa chọn hơn. Để tránh mắc phải những sai lầm khi đầu tư vào các loại sữa, vựa kinh doanh hãy tham khảo chia sẻ bổ ích trong bài viết hôm nay.

6 rủi ro khi kinh doanh sữa thường thấy nhất

Nhu cầu tiêu dùng các loại sữa trên thị trường rất lớn với đa dạng phân khúc khách hàng và giá cả. Tuy nhiên không phải người bán nào cũng thành công trong quá trình kinh doanh. Đa số chúng ta thường mắc phải những sai lầm như sau:

Không hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng tại khu vực bán

Rất nhiều người bán sữa uy tín, chất lượng, sở hữu mặt bằng ở vị trí đắc địa nhưng vẫn thua lỗ. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến thất bại là chưa tìm hiểu kỹ nhu cầu của người mua tại nơi bán. Ví dụ như những khu đô thị, chung cư thường tập trung khách hàng thu nhập cao. Họ không chú ý nhiều đến giá cả và có xu thế yêu thích hàng nhập khẩu đánh mạnh vào giá trị dinh dưỡng.

Biết tệp khách hàng đang hướng đến cần gì sẽ giúp giảm rủi ro khi kinh doanh sữa hiệu quả. Bởi vì bạn đang bán những thứ người mua muốn, thậm chí còn vượt ngoài mong đợi của họ. Với sự phát triển của công nghệ trực tuyến hiện đại thì sự nhận thức về tầm quan trọng từ sữa đã tăng lên đáng kể. Đây là cơ hội tuyệt vời để chúng ta nắm bắt và thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ trong khu vực bán tốt hơn.

rủi ro khi kinh doanh sữa

Nhiều người bán không hiểu rõ về loại sữa khách hàng cần

Nguồn hàng không đảm bảo

Rủi ro khi kinh doanh sữa cũng đến từ nguồn hàng. Tùy vào quy mô bán mà chúng ta thường nhập sản phẩm bằng cách xách tay từ nước ngoài hoặc nhà phân phối tại Việt Nam. Mỗi hình thức đều không thể đảm bảo an toàn cho chúng ta tuyệt đối nếu thiếu cách phân biệt, kiểm chứng chuẩn xác. Chỉ cần 1 lần bị phát hiện pha trộn hàng nhái, uy tín của người bán sẽ giảm sút và thua lỗ nhanh chóng.

Nhập nhiều hàng gây tồn đọng

Một rủi ro khi kinh doanh sữa thường thấy khác là người bán ôm quá nhiều mặt hàng với số lượng lớn dẫn đến tồn đọng. Trong khi mỗi loại, lô sản xuất trên thị trường chỉ có thời hạn sử dụng nhất định. Đặc biệt với các dạng sữa tươi không thể để lâu trong điều kiện kho bãi bình thường. Nếu không sớm giải quyết chắc chắn dẫn đến thua lỗ lớn vì chúng ta không thể lấy lại tiền vốn.

rủi ro khi kinh doanh sữa

Hạn sử dụng của sữa khá ngắn không nên nhập quá nhiều

Rủi ro khi kinh doanh sữa do định giá sai

Giá sữa trên thị trường hiện nay rất đa dạng. Chưa kể nếu đối thủ của bạn nhập số lượng lớn có thể bán thấp hơn mức thông thường để thu hút người mua. Tuy nhiên không phải lúc nào rẻ cũng là tiêu chí người dùng quan tâm hàng đầu. Nếu cố gắng chạy theo xu thế thị trường chúng ta rất dễ lỗ vốn vì lý do sau:

  • Giảm giá quá thấp không đủ bù lỗ các chi phí quảng cáo, vận chuyển, kho bãi, nhân viên,…
  • Giá quá thấp dễ bị đánh đồng với hàng kém chất lượng, cận date, nguồn không đảm bảo,…

Sai lầm khi lựa chọn mặt bằng chưa phù hợp

Những người mới bắt đầu luôn gặp nhiều rủi ro khi kinh doanh sữa hơn. Bởi vì đối thủ của họ thường xây dựng được uy tín lâu năm, cung cấp giá cả tốt do nhập số lượng lớn,… Ngoài việc đặt mặt bằng ở vị trí đã phát triển nhiều cửa hàng sữa hoặc thiếu nguồn tiêu thụ, các tiện ích hỗ trợ như trông giữ xe,… cũng là vấn đề lớn.

rủi ro khi kinh doanh sữa

Mặt bằng là yếu tố gây ra rủi ro khi kinh doanh sữa

Thiếu hình thức kinh doanh sữa “hợp thời”

Rủi ro khi kinh doanh sữa còn đến từ sự lỗi thời trong tư duy buôn bán. Khi công nghệ trực tuyến đã phát triển, bạn không nên chỉ “bó chân” tiếp thị sản phẩm bằng hình thức bán trực tiếp. Trừ khi đã có tệp khách hàng ổn định mới giúp chúng ta giữ được doanh số ổn định.

Cách khắc phục rủi ro khi kinh doanh sữa

Để kinh doanh sữa hiệu quả, người bán luôn phải chú ý những vấn đề quan trọng sau đây:

  • Nếu không có nguồn vốn lớn nên tập trung phát triển một số mặt hàng sữa nhất định đảm bảo khả năng bán tốt.
  • Thường xuyên nghiên cứu, đánh giá nhu cầu của khách hàng tại từng khu vực để định giá sản phẩm chính xác và đưa ra chiến lược phát triển phù hợp.
  • Khi đưa ra giá sữa phải chú ý đến các chi phí khác liên quan để có thể xoay vòng vốn kịp thời trong tình huống xấu nhất.
  • Phát triển nhiều hình thức kinh doanh sữa để mở rộng tệp khách hàng và tạo sự uy tín, niềm tin nhanh chóng.
  • Nhập hàng ở mức vừa phải tránh tồn kho quá lâu dẫn đến sữa hết hạn.

rủi ro khi kinh doanh sữa

Luôn phải thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời điểm

Lời kết

Rủi ro khi kinh doanh sữa  kèm cách khắc phục hiệu quả vừa được chia sẻ tới độc giả. Mong rằng những ai chuẩn bị đầu tư vào mặt hàng này sẽ có cho mình những kiến thức thức hữu ích nhất. Qua đó giúp chúng ta đưa ra chiến lược phát triển đúng đắn cho mô hình của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *